Cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF

Tên gọi “gỗ công nghiệp” để phân biệt với “gỗ tự nhiên”. Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng chất dính keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụ để làm ra tấm gỗ.

Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là: Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây,…

cach-phan-biet-cac-loai-go-cong-nghiep

Hôm nay Tháng 5 sẽ giới thiệu cho bạn cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp MFC, MDF và HDF

Gỗ công nghiệp MFC

MFC viết tắt của Melamine Faced Chipboard, có nghĩa là ván gỗ phủ lớp nhựa Melamine lên mặt.

MFC OSB: là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần cấu tạo là vỏ bào kết hợp cùng các chất kết dính tạo thành khối.

MFC PB: là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng thu hoạch ngắn ngày như bạch đàn, keo,…, có độ bền cao, kích thước bề mặt rộng.

Nguyên liệu: Gỗ MFC nguyên liệu là các loại gỗ rừng trồng thu hoạch ngắn ngày.

cach-phan-biet-cac-loai-go-cong-nghiep-1

Phân loại: Gỗ MFC gồm MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm đây cũng là điểm dễ trong cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp

  • Gỗ MFC thường: thường dùng để gia công các sản phẩm như bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế,…
  • Gỗ MFC lõi xanh: có ưu điểm hơn ở khả năng chống ẩm do chúng sử dụng keo đặc biệt. MFC lõi xanh thường được sử dụng nơi ẩm ướt.

Cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp – Ván gỗ MFC là loại ván dăm phủ nhựa Melamine có đặc điểm nổi bật là không mịn, thô ráp

Ưu điểm

  • Ngăn cong vênh, bong tróc
  • Ngăn mối mọt ăn mòn.
  • Khả năng chống ẩm phù hợp khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.
  • Có tuổi thọ từ 10 – 15 năm
  • Thay đổi ít theo thời gian
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Dễ vệ sinh.
  • Ứng dụng tốt trong thiết kế nội thất, thi công công trình.
  • Thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe
  • Giá cả hợp lý

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu nước kém.
  • Bề mặt thiếu sự chân thật như gỗ tự nhiên.
  • Khả năng chống chịu va đập mài mòn thấp.
  • Độ dày thấp.

Ứng dụng của gỗ MFC:

  • Dùng nhiều cho nội thất trong văn phòng, nhà ở, học đường,…
  • Gỗ MFC có nhiều màu nên thích hợp để sản xuất nhiều loại nội thất đa dạng về mẫu mã

Gỗ công nghiệp MDF

MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard.

Nguyên liệu: Các loại gỗ vụn, nhánh cây tạo bột sợi gỗ và chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ, keo trộn tạo kết dính.

Phân loại:

  • MDF trơn: Khi sử dụng thường được sơn PU.
  • MDF chịu nước: là loại MDF trơn nhưng được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất
  • MDF Veneer: là tấm MDF được dán một lớp ván lạng Veneer mỏng để hoàn thiện bề mặt. Thậm chí, gỗ MDF còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng và có thể ghép nhiều loại vân gỗ khác nhau.

Ưu điểm:

  • MDF có độ bám sơn.
  • MDF có thể sơn nhiều màu rất khó trong cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp
  • MDFcó thể tạo dáng đáp ứng các sản phẩm cầu kỳ.
  • MDF rất dễ gia công.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt, không bị cong.
  • Giá ván MDF thấp hơn gỗ tự nhiên.
  • Ván MDF khi cắt cạnh cắt không bị sứt mẻ.
  • Bề mặt ván MDF phẳng và nhẵn nên dễ trang trí.
  • Sản lượng khá ổn định và thời gian gia công nhanh
  • Bề mặt MDF rộng nên sản xuất sản phẩm không phải chắp nối.

Nhược điểm:

  • Gỗ công nghiệp MDF có khả năng chịu nước kém. 
  • Ván MDF có độ cứng thấp.
  • Không trạm trổ được các họa tiết lên bề mặt 
  • Ván MDF chất lượng thấp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất hay người sử dụng.

Ứng dụng của gỗ MDF:

Các bề mặt trang trí thường được ép lên gỗ công nghiệp MDF để ứng dụng trong sản xuất và trang trí nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, kệ, cửa…

Gỗ công nghiệp HDF

HDF là chữ viết tắt của High Density Fiberboard 

Nguyên liệu: Gỗ công nghiệp HDF được tạo thành từ 80-85% chất liệu gỗ tự nhiên, còn lại từ 10 đến 15% là chất phụ gia tăng kết dính. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng.

cach-phan-biet-cac-loai-go-cong-nghiep-3

Ưu điểm

  • Gỗ HDF có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao
  • Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối, mọt.
  • Gỗ công nghiệp này khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
  • Có nhiều màu để chọn
  • HDF có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất.
  • Gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. 
  • Đặc biệt cứng

Nhược điểm:

  • Khả năng chống nước kém
  • Độ dày hạn chế
  • Có thể bị sử dụng một số loại gỗ có hại
  • Không chạm trổ được

Ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF:

Dùng tạo ra đồ nội thất, đồ dùng bằng gỗ đa dạng để lựa chọn

Trên đây THÁNG 5 đã đưa cho các bạn cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp mong có thể giúp các bạn dễ dàng biết 

Xem thêm:

Giới thiệu về Tháng 5

Fanpage Nội thất tháng 5

Tin tức về Gỗ tại đây!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat ngay

0848 247 555