Phân biệt các loại bề mặt gỗ phổ biến hiện nay

Hiện nay sử dụng gỗ công nghiệp được ứng dụng rất phổ biến trong sản xuất nội thất. Bởi tính ứng dụng rộng rãi, chất lượng, tính thẩm mỹ không thua kém gì so với gỗ tự nhiên giá thành lại rẻ. Tuy nhiên có nhiều người còn chưa nắm rõ được đặc điểm hay ưu nhược điểm của loại gỗ này, nhất là bề mặt gỗ công nghiệp. Vậy có các loại bề mặt gỗ công nghiệp cao cấp nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!

I. Phân biệt các loại bề mặt gỗ 

a. 4 loại bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến

Bề mặt gỗ công nghiệp Veneer là gì?

Veneer dùng để nói đến một loại ván gỗ dán những tấm Veneer lên phần bề mặt. Bản chất của tấm Veneer cũng là gỗ tự nhiên. Gỗ sau khi khai thác sẽ được cắt thành những lát dầy từ 0.3mm – 0.6mm sau đó được phơi và sấy khô thành những tấm Veneer thành phẩm.

bề mặt gỗ công nghiệp

Ưu điểm:

  • Veneer cho cảm giác rất thật và đẹp không kém gỗ tự nhiên với độ bền cao
  • Khả năng chống cong vênh và mối mọt tốt
  • Chi phí đầu tư veneer rẻ hơn gỗ tự nhiên
  • Có thể tạo được những đường cong, cho phép thiết kế và điều chỉnh – điều mà gỗ tự nhiên không làm được
  • Veneer là loại vật liệu thân thiện với môi trường

Laminate là gì?

Laminate là vật liệu bề mặt gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc vân hoa, chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…

bề mặt gỗ công nghiệp

Ngoài ra, màu sắc của laminate rất phong phú, ngoài màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày nay còn có màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước…

Ưu điểm:

  • Khó trầy xước, chống va đập và chịu được lửa
  • Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
  • Chịu nước, chịu ăn mòn và chịu tĩnh điện tốt Khó phai màu, có khả năng chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, mối mọt và các tác động của hóa chất
  • Có tính dẻo dai tốt
  • Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất
  • Dễ dàng vệ sinh và lau chùi
  • Thân thiện với môi trường

Với chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đa dạng, Laminate được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho các sản phẩm nội thất như tủ áo, tủ bếp, bàn ghế, giường, tấm ốp…

Melamine là gì?

Gỗ Melamine hay còn gọi là gỗ MFC là một loại ván Công nghiệp được phủ Melamine. Với công nghệ hiện đại ngày nay, gỗ tự nhiên không còn là sự lựa chọn duy nhất nữa. Thay vào đó, nhiều loại vật liệu đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi bởi các đặc tính nổi trội về chất lượng và mẫu mã, trong đó có Melamine.

Melamine là vật liệu trang trí bề mặt gỗ được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực nội thất. Cấu tạo Melamine bao gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao.

Ưu điểm:

  • Melamine có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
  • Bền màu
  • Giá rẻ
  • Melamine có khả năng chống thấm nước, va đập mạnh
  • Khó trầy xước
  • Chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và mối mọt, chống tác động của hóa chất
  • Dễ dàng vệ sinh và lau chùi,
  • Chịu được lửa (ở nhiệt độ nhất định)
  • Có nhiều loại vân, hoa văn đa dạng cho tùy mục đích sử dụng
  • Vật liệu Melamine thân thiện với môi trường

Melamine được sử dụng như một vật liệu phổ biến trong thiết kế Nội thất: tủ bếp gỗ, nội thất gỗ phòng ngủ, nội thất gỗ phòng khách, tủ áo, bàn ăn, kệ tivi, kệ trang trí …

Acrylic là gì?

Acrylic là là tên gọi của một loại ván Công nghiệp được phủ Acrylic với đặc trưng về độ sáng bóng và hiện đại. Acrylic (nhựa trong suốt), còn gọi là Acrylic glass (kính thủy tinh). Tại Việt Nam, Acrylic phổ biến với tên gọi là Mica.

Ưu điểm:

  • Màu sắc phong phú
  • Sáng, đẹp, hiện đại
  • Nhẹ
  • Dễ chế tạo thành các hình thù
  • Khó vỡ đối với các tác động vật lý

Với ưu thế về độ bền, bề mặt bóng mịn và hiện đại, Acrylic đang được ưa chuộng trong lĩnh vực Nội thất và được sử dụng cho nhiều chi tiết từ đơn giản như kệ TV, tấm trang trí đến phức tạp như tủ bếp gỗ, nội thất gỗ phòng ngủ, nội thất gỗ phòng khách, tủ áo, bàn ăn …

II. Ứng dụng gỗ công nghiệp

Ngày nay, các sản phẩm nội thất đa phần đều sản xuất từ gỗ công nghiệp. Với thiết kế bắt mắt, màu sắc phong phú và đặc biệt thời gian gia công nhanh chóng, mức giá thành rẻ – gỗ công nghiệp được ứng dụng rất nhiều trong các công trình từ nội thất trường học đến gia đình,…

Các sản phẩm làm ra bằng gỗ công nghiệp đòi hỏi phải có kinh nghiệm, chuyên môn và am hiểu nhu cầu của người dùng. Với mỗi không gian, mỗi công trình khác nhau, các nhà thiết kế sẽ có những giải pháp để thiết kế và thi công nhằm tạo không gian hoàn hảo.

Hi vọng bài viết này giúp bạn có được sự hiểu biết đúng đắn và phân biệt được bề mặt gỗ công nghiệp trong nội thất cũng như ưu nhược nó, để có thể tự tin hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm gỗ phục vụ cho nhu cầu thiết kế trang trí nội thất của gia đình.

Xem thêm:

Nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp chất lượng và hiện đại

NHÀ MÁY NỘI THẤT THÁNG 5 – “ĐI CÙNG NĂM THÁNG”

Thôn Mỹ – Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội

135 Trần Phú – Hà Đông

0848 247 555

www.thang5.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat ngay

0848 247 555